- KOL là gì?
- KOL Shopee là gì?
- KOL TikTok là gì?
- KOL affiliate là gì?
- KOL tập sự là gì?
- Phân loại KOL
- Celebrity (Celeb)
- Influencer (Người gây ảnh hưởng)
- Mass Seeder
- Lợi ích của KOL là gì?
- Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp?
- Hiểu được thế mạnh của bản thân là gì
- Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu
- Đầu tư chất lượng về nội dung
- Lắng nghe, tiếp thu tích cực
- Sáng tạo nội dung
- Không ngừng nâng cao chuyên môn
- Xây dựng các mối quan hệ
- Nguyên tắc lựa chọn một KOL để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
- So sánh KOL và KOC
- KOC là gì?
- KOL và KOC khác nhau như thế nào?
- Kết luận
Nếu bạn là người thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội thì không thể nào không nghe đến thuật ngữ KOL. Đặc biệt nó khá phổ biến ở các bạn trẻ. Mặc dù là thuật ngữ quen thuộc, thuận tai, có đôi khi bạn còn sử dụng chúng. Tuy nhiên, để thực sự hiểu KOL là gì thì có thể bạn vẫn chưa lý giải được. Hiểu được điều này, Hải Dương News sẽ giúp bạn bổ trợ kiến thức KOL là gì cũng như các thông tin xoay quanh KOL.
KOL là gì?
KOL là từ viết tắt của từ tiếng Anh Key Opinion Leader. Cụm từ này có nghĩa là người tư vấn quan điểm chính. KOL là từ chỉ nhóm người có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng người nhất định.
KOL là những người có chuyên môn cụ thể trong một lĩnh vực nào đó. Thông qua những kiến thức hay chia sẻ, họ nhận được nhiều sự yêu thích, tín nhiệm đến từ nhiều người.
KOL có thể là bất kỳ ai quanh chúng ta. Nó phủ sóng ở khắp mọi lĩnh vực, mọi nghề nghiệp. Một số nghề nghiệp cụ thể như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên,…
Đối với ngành marketing nói riêng thì KOL đảm nhận vai trò rất quan trọng. Sự xuất hiện của các KOL chính là nút thắt kết nối mọi người với sản phẩm.
Tùy vào sức ảnh hưởng cũng như mức độ nổi tiếng của các KOL mà doanh nghiệp có thể mời họ tham gia vào dự án quảng cáo của mình. Do đó, mức thù lao cho mỗi KOL cũng sẽ khác nhau.
KOL Shopee là gì?
KOL Shopee hay KOL affiliate Shopee chính là chương trình do sàn thương mại điện tử Shopee kết hợp với các bạn KOL. Họ là những người sở hữu các tài khoản mạng xã hội có lượng người theo dõi lớn.
Ví dụ trên các nền tảng khác nhau như Facebook,. Instagram, TikTok, YouTube,… về đa dạng các lĩnh vực khác nhau (làm đẹp, đời sống, review đồ ăn,…).
Với KOL Shopee, họ sẽ giúp chia sẻ link sản phẩm của sàn Shopee trên các nền tảng mạng xã hội mà mình tham gia. Thông qua đó, nếu có người mua hàng từ link KOL chia sẻ thì KOL này sẽ được nhận mức hoa hồng nào đó.
KOL TikTok là gì?
KOL TikTok là những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên mạng xã hội TikTok. Họ có thể là một hot TikToker, một người mẫu, ca sĩ,…
Dựa vào độ nổi tiếng, sức ảnh hưởng của mỗi KOL TikTok mà sẽ có độ nhận diện thương hiệu sản phẩm phù hợp.
KOL affiliate là gì?
KOL affiliate là thuật ngữ dùng để chỉ những người có sắc ảnh hưởng hoạt động trên các chương trình liên kết tiếp thị của các sàn thương mại điện tử. Ví dụ như Lazada hay Shopee,…
Họ thường quảng bá, chia sẻ link sản phẩm ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Có thể từ ẩm thực, thực phẩm, thời trang đến công nghệ.
Sự xuất hiện của các KOL affiliate sẽ góp phần giúp cho sản phẩm của các nhãn hàng đến gần hơn với lượng khách hàng tiềm năng. Những bạn KOL sẽ được nhận phần trăm hoa hồng khi có người mua từ link sản phẩm đó.
KOL tập sự là gì?
KOL tập sự là một thuật ngữ mới không phải ai cũng biết. Cụ thể KOL tập sự là từ chỉ những KOL, những người sở hữu các kênh hay tài khoản mạng xã hội có số lượng người theo dõi từ 5 nghìn trở xuống (áp dụng với YouTube và TikTok); TỪ 10 nghìn người theo dõi trở xuống (áp dụng với Facebook và Instagram).
Và khi các KOL tập sự tham gia đăng bài trên mạng xã hội, sau khi có đơn hàng thành công thì KOL tập sự vẫn có thể nhận được mức hoa hồng.
Cụ thể mức hoa hồng bao nhiêu sẽ có quy định rõ ràng, cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng sàn thương mại điện tử.
Phân loại KOL
KOL hiện nay được phân loại theo ba nhóm chính đó là:
- Celebrity (Celeb)
- Influencer (Người gây ảnh hưởng)
- Mass Seeder
Dưới đây, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu từng loại KOL là gì nhé.
Celebrity (Celeb)
Celebrity hay gọi tắt là Celeb. Đây là những người nổi tiếng, họ có sức ảnh hưởng khá mạnh đến cộng đồng.
Họ có thể là ca sĩ, diễn viên hay ngôi sao hạng A,… Với các nhãn hàng, họ thường đảm nhận vai trò là hình ảnh đại diện, đại sứ thương hiệu,…
Ví dụ về Celebrity là:
- Taylor Swift
- Lady Gaga
- Messi
- Mỹ Tâm
- Đông Nhi
- Sơn Tùng MTP
- …
Influencer (Người gây ảnh hưởng)
Loại KOL thứ hai chính là Influencer. Có thể gọi họ là những người gây ảnh hưởng, nói cách dễ hiểu hơn họ chính là những người truyền cảm hứng.
Đối với những người Influencer, họ là người mang đến thông điệp tốt, thông tin hữu ích về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Có thể là du lịch, nấu ăn,…
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhóm KOL này ngay cả ở các vlogger hay các streamer,…
Mass Seeder
Mass Seeder là nhóm KOL có sức ảnh hưởng cộng đồng trong phạm vi nhỏ hơn. Công việc của họ chính là chia sẻ thông tin từ hai nhóm KOL trên với mục đích quảng bá hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu,… đến với nhóm khách hàng nhỏ của mình.
Lợi ích của KOL là gì?
Trong lĩnh vực marketing, KOL mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:
KOL giúp tăng độ nhận diện của thương hiệu
Thông qua sự hỗ trợ của KPI, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiếp cận đến khách hàng một cách dễ dàng và gần gũi hơn. Mức độ phủ sóng nhanh chóng lan tỏa.
Chính điều này giúp khẳng định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Về lâu dài, nó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được vị trí cũng như chỗ đứng của mình trên thị trường.
Giúp tiếp cận với khách hàng mục tiêu
KOL là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó. Họ có đủ sự uy tín để có thể chia sẻ hay giới thiệu sản phẩm của một doanh nghiệp.
Với sức ảnh hưởng của KOL, những sản phẩm mà họ giới thiệu sẽ dễ dàng tiếp cận đến đúng đối tượng người dùng cần và quan tâm đến sản phẩm.
Việc tiếp cận nhiều khách hàng là chưa đủ, việc tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp vượt bậc.
Xây dựng độ tin cậy cho sản phẩm
Thông qua KOL, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp. Họ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Qua đó có thể cân nhắc và dễ dàng bỏ qua các tiêu chí đánh giá đầy khắt khe.
Với việc KOL giới thiệu sản phẩm, nó tạo nên một yếu tố mãnh liệt về niềm tin với sản phẩm ở khách hàng.
Thúc đẩy doanh số bán hàng
Là một người tiêu dùng thông minh, ai cũng mong muốn tìm hiểu và cân nhắc thông tin về sản phẩm. Sao cho đó là sản phẩm phù hợp và chất lượng.
Theo tâm lý chúng của đại đa số người mua hàng, họ sẽ xem review từ những người bản thân họ cảm thấy uy tín.
Thông qua đây, các KOL sẽ là nguồn cầu nối trung gian tạo lòng tin cho khách hàng ở sản phẩm. Qua đó, nó hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp một cách tốt hơn.
Nâng cao thứ hạng từ khóa trong SEO
Với tầm ảnh hưởng của các KOL, nó sẽ giúp người dùng có hành vi click vào những nội dung mà họ chia sẻ. Việc người dùng thường xuyên click vào sẽ giúp nâng cao thứ hạng từ khóa và được Google ghi nhận thông tin.
Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp?
KOL có thể được xem là một trong những nghề nghiệp hot trend nhất hiện nay được giới trẻ theo đuổi. Vậy làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp?
Hiểu được thế mạnh của bản thân là gì
Để trở thành một KOL hay bất kỳ một ai khác thì bạn cũng phải bắt buộc hiểu rõ thế mạnh của bản thân mình là gì. Phụ thuộc vào sở thích, chuyên môn và khả năng hiểu biết, bạn có thể phát triển theo hướng đó.
Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu
Với lĩnh vực mình đang theo đuổi thì bạn cần phải biết xác định nhóm khách hàng mục tiêu là gì. Bạn có thể tự đi trả lời một số câu hỏi như:
- Khách hàng mục tiêu của mình là ai?
- Khách hàng của mình ở độ tuổi nào?
- Sở thích của khách hàng là gì?
- …
Thông qua đó, bạn sẽ tiếp cận được đúng với nhóm khách hàng cần và đáp ứng được nhu cầu của họ. Về sau là tăng thu nhập cho chính bản thân mình.
Đầu tư chất lượng về nội dung
Không phải tự nhiên mà người khác theo dõi và lắng nghe thông tin từ bạn. Để có thể trở thành một KOL chuyên nghiệp, bạn cần phải nghiêm túc đầu tư về mặt content để qua đó, tạo nên được thông điệp phù hợp.
Những nội dung mà một KOL chuyên nghiệp chia sẻ phải là nội dung cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Và đặc biệt nhất là nó giúp thỏa mãn cho nhu cầu của khán giả.
Lắng nghe, tiếp thu tích cực
Khi dấn thân theo con đường trở thành một KOL đồng nghĩa với việc bạn là người của công chúng. Đó là lý do mà bạn có thể phải gặp những ý kiến trái chiều, chỉ trích hay chê bai nặng nề.
Bên cạnh tâm lý vững, bạn cũng cần phải biết chọn lọc những đóng góp được gửi đến mình. Tiếp nhận chúng theo hướng tích cực, thông qua đó giúp bản thân cải thiện tốt hơn từng ngày, nâng cao phát triển bản thân mình.
Sáng tạo nội dung
Mạng xã hội là một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng. Mỗi ngày không có biết bao nhiêu thông tin được đưa ra. Vì vậy, ở vị trí của một KOL, để giữ được khán giả thì bạn cần phải thường xuyên làm mới và sáng tạo nội dung.
Đặc biệt cần nhạy cảm và bắt xu hướng nhanh. Có như vậy, mới giúp bạn tạo được ấn tượng với nhiều người. Qua đó, nó cũng nâng cao giá trị và giúp bạn phát triển tư duy bản thân tốt hơn.
Không ngừng nâng cao chuyên môn
KOL là người có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, với dòng chảy không ngừng của tri thức, bắt buộc bạn cần phải không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn của bản thân. Có như vậy mới không bị lạc hậu.
Và qua đó, khán giả sẽ nhìn bạn với một ánh mắt đầy sự ngưỡng mộ, tin tưởng.
Xây dựng các mối quan hệ
Không riêng gì các KOL mà trong tất cả công việc đòi hỏi bạn cần chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ. Có thể là người trong nghề hoặc là không.
Việc tạo dựng các mối quan hệ sẽ giúp bạn có thêm cơ hội gắn kết, gần gũi với nhiều người. Thông qua đó, có thể cùng nhau chia sẻ và học hỏi nhiều hơn.
Nguyên tắc lựa chọn một KOL để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
KOL có thể là một nghề xu hướng. Hiện nay, số lượng KOL ở mỗi lĩnh vực đều khá lớn. Điều này khiến nhiều nhãn hàng và các doanh nghiệp bị “choáng” trong việc lựa chọn.
Vậy làm sao để chọn được KOL phù hợp? Bạn có thể tham khảo các yếu tố sau để có thể chọn KOL một cách hiệu quả hơn nhé!
- Chọn KOL phải phù hợp với sản phẩm và lĩnh vực mà doanh nghiệp cần quảng bá. Nên ưu tiên chọn KOL có kiến thức và chuyên môn về lĩnh vực này. Thông qua đó, nó giúp tăng mức độ trải nghiệm và sự thuyết phục hơn với khách hàng.
- Thông qua KOL để chọn được nhóm khách hàng mục tiêu: Có thể dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng mục tiêu của KOL nào đó.
- Nên chọn KOL có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng theo hướng tích cực: Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên lựa chọn những KOL được nhiều người yêu mến. Thông qua đó nó sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng, lan tỏa hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp một cách rộng rãi hơn.
- Dựa vào thông điệp tích cực từ KOL: Nếu KOL thường xuyên chia sẻ những thông điệp mang tính tích cực và có giá trị thì sẽ thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng. Thông qua việc KOL nâng cao giá trị bản thân cũng là cách để lan tỏa sự trải nghiệm sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn.
So sánh KOL và KOC
Nhiều người thắc mắc mối liên hệ giữa KOC và KOL là gì. Nó có giống nhau không?
KOC là gì?
KOC là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Key Opinion Consumer. Đây là thuật ngữ khá mới. Họ có nét giống như các KOL. Đây là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn với cộng đồng.
Công việc chính của một KOC chính là thử nghiệm, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ. Thông qua đó, họ có những nhận xét và đánh giá từ cá nhân mình.
Và dựa vào chia sẻ mang tính khách quan này, khách hàng có thể tin tưởng theo dõi và có hành vi mua hàng theo đánh giá của KOC.
KOL và KOC khác nhau như thế nào?
Nội dung |
KOL |
KOC |
Từ đầy đủ | Key opinion leader | Key Opinion Consumer |
Khái niệm | Là một cá nhân hay một tổ chức có kiến thức chuyên môn về sản phẩm, lĩnh vực cụ thể. Họ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề nào đó. | Là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường hay cộng đồng. Họ dành thời gian để trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm. Sau đó sẽ có những nhận xét và đánh giá phù hợp. |
Mức độ chủ động | Nhãn hàng, thương hiệu thường chủ động tìm đến KOL, được trả phí để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ. | KOC thường chủ động đánh giá sản phẩm, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích về tiền bạc. |
Quy mô | Có đến hàng trăm triệu người theo dõi. | Không quan trọng về mặt quy mô. |
Chuyên môn | Phải có am hiểu, kiến thức chuyên môn sâu. | Chỉ là người đi mua hàng và có nhận định đánh giá khách quan về sản phẩm. |
Mức độ tin cậy | Thường nói quá để làm hài lòng nhãn hàng. | Mức độ tin cậy cao hơn, không nhận quảng cáo nên tính chính xác lớn. |
Kết luận
Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các nội dung vừa rồi bạn đã hiểu được KOL là gì. Có thể nói đây là một nghề xu hướng đang hot và khá “béo bở”. Nếu bạn yêu thích và muốn thử sức thì có thể bắt đầu hành trình trở thành một KOL chuyên nghiệp nhé. Hy vọng những kiến thức trên sẽ đồng hành và mang đến sự hữu ích cho bạn.
Ý kiến bạn đọc (0)